Những quan niệm sai lầm về người mắc bệnh “điếc”

Nghe kém không chỉ ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của một cá nhân mà nó còn liên quan đến nhiều vấn đề xã hội. Hiện nay có rất nhiều quan điểm và đánh giá sai lầm về những người mắc bệnh “điếc” ( khiếm thính). Dưới đây là những quan niệm và sai lầm thường gặp nhất.

Những quan niệm sai lầm về người mắc bệnh “điếc”

Những người mắc bệnh ” điếc”  phải sử dụng ngôn ngữ ký hiệu

Trên thực tế, việc nghe kém sẽ được chia thành 4 mức độ là nghe kém nhẹ, nghe kém trung bình, nghe kém nặng và nghe kém sâu. Một người bị mất khả năng nghe và cách giao tiếp của họ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghe kém. Ngoài ra, cách giao tiếp còn ảnh hưởng bởi phương pháp trợ thính, độ tuổi bị mất thính lực, mức độ huấn luyện phục hồi thính lực và các tình huống giao tiếp.

Hiện nay phần lớn những người bị mất thính lực thường không sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Tuy nhiên đối với những ai phụ thuộc vào nó thì ngôn ngữ này lại có vai trò vô cùng quan trọng.

Sai lầm cho rằng những người mắc bệnh " Điếc" đều phải sử dụng ngôn ngữ kí hiệu
Sai lầm cho rằng những người mắc bệnh ” Điếc” đều phải sử dụng ngôn ngữ kí hiệu

Tăng âm lượng sẽ giúp người mắc bệnh “ Điếc” nghe rõ hơn

Việc la hét hoặc tăng âm lượng lên quá mức sẽ làm biến dạng nhịp điệu tự nhiên của lời nói và làm sai lệch chất lượng của âm thanh. Nhiều bệnh nhân khiếm thính có thói quen nhìn khẩu hình miệng để nhận biết âm thanh, nếu bạn tăng âm lượng thì việc nhận biết có thể sẽ khó khăn hơn.

Chính vì vậy để người nghe kém tiếp thu âm thanh dễ hơn, hãy nói rõ ràng với âm lượng vừa phải hoặc đơn giản là hãy ngồi gần người nghe.

Nhiều người cho rằng: "Tăng âm lượng sẽ giúp người mắc bệnh “ Điếc” nghe rõ hơn"
Nhiều người cho rằng: “Tăng âm lượng sẽ giúp người mắc bệnh “ Điếc” nghe rõ hơn”

Sử dụng máy trợ thính hoặc cấy ghép ốc tai điện tử giúp khôi phục sức nghe bình thường

Sử dụng máy trợ thính hoặc cấy ghép ốc điện tử là phương pháp giúp người sử dụng cải thiện sức nghe. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là sức nghe của người bệnh sẽ trở về trạng thái bình thường. Ngoài ra khả năng nghe của người được cấy ghép tai ốc điện tử còn phụ thuộc vào các yếu tố như tiền sử thính giác của cá nhân và người thân trong gia đình, độ tuổi phát bệnh, thời gian diễn ra việc nghe kém và độ tuổi cấy ốc tai.

Người suy giảm thính lực có trí tuệ hạn chế

Những người có thính lực kém cũng có chỉ số IQ như những người khác. Họ thường chỉ gặp các vấn đề như khó khăn và tự ti trong giao tiếp. Chính vì vậy hay nói chuyện với những người khiếm thính với thái độ tích cực, nhiệt tình giúp đỡ và nói lại nếu họ không nghe rõ.

Chỉ có người già bị mới mắc bệnh ” điếc”

Suy giảm thính lực có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào và ở bất kỳ độ tuổi nào. Theo thống kê thì trong 48 triệu người bị suy giảm khả năng nghe thì chỉ có khoảng 30% là người từ 65 tuổi trở lên.

Chỉ có khoảng 30% người trên 65 tuổi mắc các bệnh về thính giác trong tổng 48 triệu người khiếm thính
Chỉ có khoảng 30% người trên 65 tuổi mắc các bệnh về thính giác trong tổng 48 triệu người khiếm thính

Trong các cuộc giao tiếp, những người bị mất thính lực có thể sẽ làm gián đoạn nó. Vì họ không nghe được những gì người xung quanh nói. Họ thường sẽ nói to, tiến gần lên phía trước để gần người nói hơn. Chính vì vậy đừng hiểu lầm họ là những người cư xử chưa đúng mực.

Các phương pháp điều trị cho người mắc  bệnh “ điếc” cơ bản

Điều trị khiếm thính bằng thuốc hoặc phẫu thuật

Những nguyên nhân nghe kém do bị mắc các dị vật,.. hoàn toàn có thể xử lý được. Trong các trường hợp bị tắc vòi nhĩ nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến việc nghe kém. Do vậy, hãy đến thăm khám tại các cơ sở Tai Mũi Họng uy tín để tìm ra hướng điều trị nên sử dụng thuốc hay phẫu thuật.

Đối với những trường hợp bị điếc đột ngột thì cần được thăm khám và điều trị trong thời gian ít nhất là 1 năm.

Phương pháp sử dụng máy trợ thính

Sử dụng  máy trợ thính là phương pháp can thiệp được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Máy trợ thính kỹ thuật số có nhiều mức độ lựa chọn và đáp ứng nhiều mức độ nghe từ nhẹ đến sâu.

Sử dụng máy trợ thính để cải thiện tình trạng nghe kém
Sử dụng máy trợ thính để cải thiện tình trạng nghe kém

Tùy vào từng mức độ nghe và các nguyên nhân, chuyên tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn máy trợ thính phù hợp. Thông thường máy trợ thính sẽ bao gồm các loại sau:

Phương pháp cấy tai ốc điện tử

Phương pháp cấy tai ốc điện tử chỉ sử dụng trong các trường hợp khi không thu được lợi ích từ việc sử dụng máy trợ thính.

>> THAM KHẢO BÀI VIẾT:

Có những cách đo thính lực nào?

Điểm mặt những công nghệ hiện đại được tích hợp trong máy trợ thính không dây

Để hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến khiếm thính hoặc máy trợ thính. Quý khách hàng vui lòng liên hệ

________________________

TRỢ THÍNH CHÂU ÂU

Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế
Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247.302.6626
Email: trothinhchauau@gmail.com
Website: trothinhchauau.vn

Bài viết Những quan niệm sai lầm về người mắc bệnh “điếc” đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Máy trợ thính châu âu.



source https://trothinhchauau.vn/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-nguoi-mac-benh-diec/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách giao tiếp với trẻ khiếm thính

Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng máy trợ thính

Bị ù tai nên và không nên ăn gì?