Các loại pin máy trợ thính có trên thị trường hiện nay

Pin máy trợ thính là dòng pin kẽm dạng cúc áo được sản xuất dành riêng cho máy trợ thính. Pin có nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với từng kiểu dáng máy trợ thính.  Trợ Thính Châu Âu xin phép được gửi đến quý khách hàng các thông tin liên quan đến pin máy trợ thính.

Các loại pin máy trợ thính trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có 4 loại pin máy trợ thính chính là: Pin 10 ( pin PR 536), Pin 13 ( PR48), Pin 675 ( PR44), pin 312 ( PR41). Tùy vào công suất của từng loại máy và thời gian sử dụng trong ngày sẽ khiến pin máy trợ thính có tuổi thọ dài ngắn khác nhau. Thông thường pin máy trợ thính sẽ dùng được từ 5 đến 14 ngày, nếu mỗi ngày sử dụng 16 tiếng.

Pin 10 ( pin PR536)- màu vàng

Đây là pin dành cho máy trợ thính được dùng nhiều hiện nay. Pin máy trợ thính được làm từ chất liệu Alkaline ( kẽm) có độ bền cao và nguồn điện ổn định. Pin được đóng vỉ 6 viên chắc chắn. Chất lượng pin đảm bảo, thời gian sử dụng và độ bền cao, tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng. Pin số 10 là cỡ pin nhỏ nhất, dùng cho các máy siêu nhỏ trong tai. Pin có thời lượng sử dụng từ 5 đến 7 ngày.

Pin 10 Oticon và bộ dụng cụ đi kèm
Pin 10 Oticon và bộ dụng cụ đi kèm

Pin 13 ( Pin PR48) – màu cam

Pin 13 là cỡ pin sử dụng cho phần lớn các máy trợ thính đeo sau tai. Pin có kích thước lớn hơn pin cỡ số 10. Thời lượng sử dụng trung bình từ 7 đến 10 ngày/viên.

Pin 13 sử dụng với những dòng máy trợ thính Oticon cao cấp
Pin 13 sử dụng với những dòng máy trợ thính Oticon cao cấp

Pin 675 ( PR44)- màu xanh trời

Pin 675 là pin có kích thước lớn nhất trong các cỡ pin, thích hợp sử dụng cho dòng máy công suất siêu lớn đeo ngoài tai. Thời lượng sử dụng pin từ 10 đến 15 ngày/viên

Pin máy trợ thính 312 – màu nâu

Pin 312 có đường kính tương tự pin 13 nhưng có độ dày mỏng hơn. Pin thích hợp sử dụng cho máy MiniRite và máy ITC. Thời lượng sử dụng pin trung bình từ 4-7 ngày/viên

Pin 312 màu nâu
Pin 312 màu nâu

Hướng dẫn sử dụng các loại pin máy trợ thính

– Thời gian sử dụng pin phụ thuộc vào các loại máy trợ thính và điều kiện môi trường.

– Pin máy trợ thính chưa được sử dụng phải đảm bảo ở nơi khô thoáng, tránh những nơi nóng và có độ ẩm cao. Vì pin cần được tiếp xúc với không khí nên bạn không được phủ keo hoặc nhựa bịt kín các lỗ sẽ làm hỏng pin.

– Khi năng lượng pin thấp, hãy mở nắp ngăn chưa pin, tháo pin cũ và thay pin mới. Pin máy trợ thính được đánh dấu + mang điện tích dương, ta lắp pin vào theo đúng chiều được đánh dấu trên máy và trên pin. Lắp đặt pin một cách cẩn thận sau đó đóng nắp ngăn chưa pin lại.

– Không để pin đã kiệt trong máy trợ thính. Vì pin có thể bị rò rỉ và thiệt hại cho các máy.

Các bước tiến hành thay pin máy trợ thính - Do ảnh hưởng của dịch bênh Corona cần tiến hành rửa tay và đeo găng khi thay pin mới
Các bước tiến hành thay pin máy trợ thính . Do ảnh hưởng của dịch bệnh Corona cần tiến hành rửa tay và đeo găng khi thay pin mới

Mua pin máy trợ thính ở đâu?

Để lựa chọn pin máy trợ thính phù hợp bạn có thể đến trực tiếp địa chỉ: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế. Hoặc Liên hệ qua Hotline 0247.302.6626 để được được tư vấn và hỗ trợ giao hàng tận nơi.

Trung tâm Trợ Thính Châu Âu là đơn vị cung cấp chính hãng của máy trợ thính Oticon. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về thiết bị máy trợ thính cao cấp nhất hiện nay.

 [XEM THÊM]

Bảo vệ máy trợ thính khỏi những tác động của nhiệt độ, độ ẩm và hơi nước

Suy giảm thính lực ở trẻ em và cách khắc phục

 

________________________

TRỢ THÍNH CHÂU ÂU

Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế
Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247.302.6626
Email: trothinhchauau@gmail.co

 

Bài viết Các loại pin máy trợ thính có trên thị trường hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Máy trợ thính châu âu.



source https://trothinhchauau.vn/cac-loai-pin-may-tro-thinh-co-tren-thi-truong-hien-nay/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách giao tiếp với trẻ khiếm thính

Bị ù tai nên và không nên ăn gì?

Nguyên nhân gây mất thính lực – bệnh điếc tai