Mua máy trợ thính giá bao nhiêu là hợp lý?

Khi bắt đầu có ý định mua máy trợ thính thì việc tìm kiếm các thông tin về giá là điều cần thiết. Và để có được câu trả lời cho câu hỏi “ mua máy trợ thính giá bao nhiêu là hợp lý” thì trước hết bạn cần tìm hiểu xem trên thị trường hiện nay có những loại máy trợ thính nào, các tính năng công nghệ ảnh hưởng như nào đến giá của máy trợ thính,..

Phân loại máy trợ thính theo mức độ chuyên dụng

Ngày nay máy trợ thính không chỉ là một thiết bị khuếch đại âm thanh mà nó còn là một thiết bị thông minh có khả năng lọc bỏ tiếng ồn, kết nối không dây, hỗ trợ nghe nhạc, giảm tiếng ù,.. Dựa vào các mức độ chuyên dụng thì máy trợ thính được chia thành 2 loại là: thiết bị tăng âm cá nhân và máy trợ thính kỹ thuật số.

Thiết bị  tăng âm cá nhân PSA ( Personal Sound Amplifers)

Thiết bị này có dạng tai nghe đơn giản và chỉ có chức năng khuếch đại âm thanh ở tiếng cả các dải tần số. Ở nhiều nước phát triển, các chuyên gia thính học khuyến cáo không nên sử dụng thiết bị này với nhiều lý do như:

– Không đáp ứng được nhu cầu nghe của người dùng. Tạo cảm giác ồn ào và khó chịu.

– Gây tổn thương đến thính giác do không được hiệu chỉnh đúng tần số nghe của người sử dụng.

– Tạo ra những lầm tưởng rằng máy trợ thính không có tác dụng và trì hoãn việc tìm kiếm một thiết bị trợ thính tốt hơn

– Tốn pin và độ bền kém

– Bày bán tràn lan mà không có quá trình thăm khám và hiệu chỉnh máy.

Thiết bị tăng âm có thiết kế đơn giản với nút bật tắt nguồn và điều chỉnh âm thanh
Thiết bị tăng âm có thiết kế đơn giản với nút bật tắt nguồn và điều chỉnh âm thanh

Hiện nay máy tăng âm có mức giá từ vài trăm đến hai ba triệu đồng. Các dạng máy này thường được bày bán tại các quầy vật tư y tế hoặc rao bán trên các trang thương mại điện tử. Chính vì vậy, người dùng có thể mua nó dễ dàng.

Máy trợ thính kỹ thuật số (Digital Hearing Aids)

Máy trợ thính kỹ thuật số được lập trình để phù hợp với nhiều mức độ mất thính lực ở những tần số âm thanh khác nhau. Tín hiệu âm thanh được số hóa và xử lý kỹ thuật giúp loại bỏ các tạp âm, khuếch đại lời nói giúp người nghe tiếp nhận được âm thanh dễ hơn trong những môi trường ồn ào và không gây khó chịu.

Một số thương hiệu máy trợ thính kỹ thuật số được người dùng ưa chuộng như : Oticon, Phonak, Resound, Siemens,..

* Tham khảo: Những lí do nên mua máy trợ thính Oticon

Giá máy trợ thính chuyên dụng sẽ dao động trong khoảng từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tùy thuộc vào khả năng xử lý âm thanh và các tính năng tiện ích khác nhau.

– Máy trợ thính cơ bản: giá từ 4 đến 8 triệu. Máy có kỹ thuật số tính năng chống ồn cơ bản

– Mức độ phổ thông: Giá từ 14 đến 20 triệu đồng. Máy được trang bị nhiều tính năng và tăng cường xử lý âm thanh để âm thanh được rõ nét.

– Phân khúc cao cấp từ 25 triệu trở lên, âm thanh có độ nét cao, tự động loại bỏ được các tạp âm gây khó chịu cho người dùng, có khả năng kết nối không dây với điện thoại thông minh.

Mức giá trên đã bao gồm thiết bị, dịch vụ thăm khám, hiệu chỉnh máy, bảo hành, bảo dưỡng,.. và hầu hết khách hàng đều quyết định mua máy trợ thính sau khi đã hiệu chỉnh để phù hợp với bản thân họ.

Quá trình thăm khám và hiệu chỉnh máy trợ thính
Quá trình thăm khám và hiệu chỉnh máy trợ thính

Máy trợ thính giá bao nhiêu phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Giá máy trợ thính theo tính năng xử lý

Dựa trên những tính năng xử lý, máy trợ thính chuyên dụng có thể được phân loại dựa trên những tiêu chí sau:

– Số kênh xử lý: Càng có nhiều kênh xử lý âm thanh thì máy trợ thính càng đắt, số kênh thể hiện cho khả năng quản lý âm thanh đầu vào và kênh xử lý âm thanh bên trong của máy trợ thính. Càng có nhiều kênh xử lý thì máy trợ thính càng dễ dàng nhận biết được nhiều loại âm thanh và xử lý lọc nhiều, khuếch đại âm thanh phù hợp với thính lực của người đeo.

– Các tính năng tự động: Các máy trợ thính cao cấp sẽ có các tính năng tự động phát hiện ra môi trường nghe để đưa ra các tín hiệu xử lý âm thanh thông minh. Từ đó giúp người sử dụng nghe rõ và cảm thấy dễ chịu nhất. Máy có thể khử được các tiếng vọng, khử các tiếng động mạnh và tiếng gió rít,.. Đặc biệt máy trợ thính Oticon còn có tính năng làm cho giọng nói của người đeo máy trở nên trong trẻo hơn, giúp loại bỏ những phàn nàn của người đeo máy trợ thính là nghe thấy giọng nói của mình không chân thật.

Giá của máy trợ thính theo tính năng tiện ích

Những tiện ích khác nhau trên máy trợ thính sẽ làm cho giá thành của thiết bị cũng khác nhau. Nên cân nhắc lựa chọn những tiện ích cần thiết và không cần thiết để tối ưu chi phí mua máy.

– Máy trợ thính sạc pin Lo-ion sẽ có giá cao hơn so với máy trợ thính sử dụng pin nhưng về lâu dài bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian khi phải thay pin.

Máy trợ thính với khả năng kết nối với điện thoại
Máy trợ thính với khả năng kết nối với điện thoại

– Máy trợ thính có kết nối Bluetooth giúp kết nối trực tiếp tới điện thoại, TV nên cũng sẽ có mức giá cao hơn.

Trên đây là một số các thông tin giúp các bạn hiểu hơn vì sao giá của máy trợ thính lại khác nhau như vậy? Theo các chuyên gia thì sẽ không có một câu trả lời chung về nên mua máy trợ thính giá bao nhiêu. Đối với từng người thì nhu cầu sử dụng sẽ khác nhau nên cách tốt nhất để chọn mua máy trợ thính phù hợp là các bạn hãy liên hệ ngay với các chuyên gia.

XEM THÊM: 

Loại máy trợ thính tốt nhất hiện nay

Máy trợ thính nhét tai – loại máy tốt, siêu nhỏ, không dây

Hiện nay với đội ngũ các bác sỹ trình độ chuyên môn cao kết với các thiết bị máy móc hiện đại, Trợ Thính Châu Âu đang được rất nhiều các bệnh nhân khiếm thính tin tưởng và lựa chọn. Liên hệ ngay với chúng tôi để được thăm khám MIỄN PHÍ và tư vấn chọn mua máy trợ thính phù hợp nhất!

______________

TRỢ THÍNH CHÂU ÂU

Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế
Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247.302.6626
Email: trothinhchauau@gmail.com
Website: trothinhchauau.vn

Bài viết Mua máy trợ thính giá bao nhiêu là hợp lý? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Máy trợ thính châu âu.



source https://trothinhchauau.vn/mua-may-tro-thinh-gia-bao-nhieu-la-hop-ly/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách giao tiếp với trẻ khiếm thính

Bị ù tai nên và không nên ăn gì?

Nguyên nhân gây mất thính lực – bệnh điếc tai