Suy giảm thính lực do viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa ở trẻ em có thể gây ra triệu chứng suy giảm thính lực và nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể bị điếc vĩnh viễn.
Cấu tạo của tai và bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Tai có cấu tạo bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách tai với tai giữa bằng màng nhĩ. Tai giữa và tai trong ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn, lớp màng này rất dễ hấp thụ các loại thuốc. Đây cũng là lý vì sao tai dễ bị ngộ độc và suy giảm thính lực.
Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh có nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc do virut. Tình trạng nhiễm khuẩn này thường là kết quả của một số bệnh có liên quan đến đường hô hấp như: bệnh Cúm, cảm lạnh, dị ứng gây tắc nghẽn, sưng đường mũi, họng hoặc ống Eustachian.
Sự khởi đầu của viêm tai giữa thường nhanh chóng với các triệu chứng điển hình như: Đau tai, sốt, có dịch chảy ra từ trong tai, ù tai, nghe kém, suy giảm thính lực,.. Nếu bị viêm tai giữa mà không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh như viêm tai xương chũm kèm theo những biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt và nặng nhất có thể là điếc vĩnh viễn.
Mất thính lực do viêm tai giữa có thể là nguyên nhân gây ra chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Trẻ em thường học nói và phát triển ngôn ngữ từ việc nghe người khác nói chuyện. Thời điểm đặc biệt quan trọng cho quá trình phát triển này là những năm đầu đời. Nếu bị mất thính lực, trẻ có thể sẽ bỏ lỡ một số những thông tin có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
Viêm tai giữa khi được chữa lành thì thính lực của trẻ cũng sẽ quay trở lại như cũ. Nếu không được chữa trị kịp thời và bệnh xuất hiện với tần suất dày đặc hơn có thể sẽ khiến các bộ phận như màng nhĩ, xương tai và các dây thần kinh thính giác bị ảnh hưởng, khiến trẻ bị suy giảm thính lực nghiêm trọng.
Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em và cách kiểm tra
Thông thường, các bạn nhỏ thường ít thể hiện được suy nghĩ của bản thân. Vì vậy để phát hiện sớm các dấu hiệu suy giảm thính lực ở trẻ, cha mẹ cần quan sát kỹ những biểu hiện sau: Trẻ hay lơ đãng, không chú ý đến những điểm thu hút trên tivi, máy hát,.. Muốn nghe tivi, máy hát,… lớn hơn bình thường. Hãy xác định nhầm phương hướng. Không có phản ứng đối với tiếng ồn bên cạnh, gọi không nghe thấy. Thường hờ hững, mệt mỏi; dễ bị kích động; hay đưa tay lên để kéo tai.
Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em
Điều trị viêm tai giữa sẽ căn cứ vào giai đoạn của viêm tai giữa để có phương pháp phù hợp. Thông thường viêm tai giữa sẽ được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và gia đoạn vỡ mũ.
Ở giai đoạn sung huyết, bệnh nhân chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân, kết hợp với sử dụng các loại thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, thuốc điều trị mũi họng.
Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì cần tiến hành trích rạch màng nhĩ lấy mủ kết hợp với thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn sung huyết.
Ở giai đoạn nặng nhất, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa có thể sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ và chảy ra qua ống tai ngoài. Lúc này, màng nhĩ bị thủng thì cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ dịch và vá màng nhĩ
Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa và đề phòng suy giảm thính lực
Khi trẻ bị viêm tai giữa, cần có những biện pháp chăm sóc như sau:
– Không để trẻ cho tay vào tai, không đưa tay lên gãi phần xung quanh tai.
– Dùng đèn pin để kiểm tra lỗ tai của trẻ xem có dịch hay mủ bên trong không?
– Thường xuyên vệ sinh tai cho trẻ bằng tăm bông và dung dịch theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu kể trên, cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
– Sử dụng đơn thuốc và phương pháp điều trị của bác sĩ. Khi có những tác dụng phụ bất thường hãy liên hệ ngay với các bác sỹ.
– Không tùy tiện cho trẻ sử dụng các loại dung dịch nhỏ tai, thuốc kháng sinh mà chưa có hướng dẫn của bác sĩ.
– Thường xuyên cho trẻ khám tai theo định kỳ.
Ngăn chặn nguy cơ giảm thính lực ở trẻ
Quý phụ huynh cần nhắc trẻ không cho bất cứ vật gì vào trong tai.
Tiến hành tiêm phòng đầy đủ để tránh các chứng bệnh nguy hiểm, có thể để lại di chứng khiến trẻ bị suy giảm thính lực.
Chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ khi trẻ bị nhiễm trùng tai hoặc các bệnh viêm tai. Không cho trẻ nghe âm thanh quá lớn, bật tivi quá to… vì nó sẽ tác động đến khả năng nghe của trẻ về sau. Chăm sóc và vệ sinh tai đúng cách để ngăn chặn nguy cơ trẻ giảm thính lực. Giữ gìn và bảo vệ đôi tai cho trẻ để tránh các nguy cơ và các bệnh về thính giác.
Để được tư vấn và thăm khám miễn phí khi xảy ra các vấn đề về thính lực, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Trợ Thính Châu Âu – đơn vị phân phối chính hãng Máy trợ thính Đan Mạch Oticon
XEM THÊM:
Công nghệ loại bỏ tiếng hú tiếng rít của máy trợ thính
Triệu chứng và nguyên nhân gây mất thính lực ở tần số cao
———-
TRỢ THÍNH CHÂU ÂU
Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế
Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247.302.6626
Email: trothinhchauau@gmail.com
Website: trothinhchauau.vn
Bài viết Suy giảm thính lực do viêm tai giữa ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Máy trợ thính châu âu.
source https://trothinhchauau.vn/suy-giam-thinh-luc-do-viem-tai-giua-o-tre-em/
Nhận xét
Đăng nhận xét