Cấy ốc tai điện tử – giải pháp cho người điếc nặng điếc sâu

Khiếm thính ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh. Với sự phát triển của khoa học thì việc phục hồi các tổn thương bằng phương pháp cấy ốc tai điện tử là một bước tiến vô cùng quan trọng.

Ốc tai điện tử là gì?

Ốc tai điện tử là thiết bị hỗ trợ vô cùng hiệu quả cho người khiếm thính. Đó là một thiết bị điện tử nhỏ được phẫu thuật và đặt bên trong ốc tai của người bệnh. Ốc tai điện tử giúp chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu điện và truyền tín hiệu này đến dây thần kinh thính giác của người dùng.

Ốc tai điện tử bao gồm một bộ xử lý âm thanh bên ngoài và một ốc tai điện tử bên trong.

  • Phần bên ngoài bao gồm một bộ xử lý âm thanh sau tai và một dây dẫn kết nối bộ xử lý với ăng-ten. Ăng-ten được gắn từ tính vào da trực tiếp qua phần bên trong.
  • Phần bên trong là một thiết bị thu được đặt vào bên trong bằng phẫu thuật bên dưới da trên xương thái dương. Máy thu có một dãy điện cực được đặt trong ốc tai.
Nguyên lý hoạt động của cấy ghép ốc tai điện tử
Nguyên lý hoạt động của cấy ghép ốc tai điện tử

Cơ chế hoạt động của cấy ốc tai điện tử

Sóng âm thanh truyền vào tai qua ống tai vào màng nhĩ, qua tai giữa dưới tác động của cơ học và khuếch đại âm thanh.

Ốc tai nằm ở vị trí giữa, có 3 kênh. Kênh giữa nghe hữu cơ, có tế bào lông để cảm thụ. Tế bào được kích hoạt sóng điện từ và theo dây thần kinh thính giác và truyền đến não bộ.

Khi cấy ghép ốc tai điện tử âm thanh được truyền đến truyền âm xử lý âm thanh và được số hóa và lan truyền đến các bộ phận được cấu ghép bên trong qua một ăng ten. Bộ phận đã được cấy đó chuyển âm thanh số thành sóng tín hiệu tác động lên điện cực ốc tai. Điện cực được kích thích đến dây thần kinh thính giác và tín hiệu âm thanh đã được giải mã và đi qua não bộ.

Sau khi cấy xong, theo sự phát triển tuổi nghe của người bệnh, các bộ phận sẽ được điều chỉnh qua phần mềm để giúp người dùng cảm nhận âm thanh được rõ nét hơn.

Cấy ốc tai điện tử đem lại 80% hiệu quả cho trẻ bị điếc bẩm sinh
Cấy ốc tai điện tử đem lại 80% hiệu quả cho trẻ bị điếc bẩm sinh

Đối tượng chỉ định cấy ốc tai điện tử

– Các trường hợp điếc tiếp nhận ở mức độ nặng- sâu

– Đã sử dụng máy trợ thính trên 6 tháng như không thấy hiệu quả

– Cấu trúc tai bình thường, không dị dạng và không bị vôi hóa

– Không gặp các vấn đề về sức khỏe hoặc bị các bệnh viêm cấp tính

– Đối với trẻ điếc bẩm sinh, độ tuổi lý tưởng để cấy ghép ốc tai là trước 2 tuổi. Vì đây là thời điểm vàng để phát triển ngôn ngữ và nhận thức cho bé.

Cấy ốc tai điện tử - giải pháp cho người điếc nặng điếc sâu
Cấy ốc tai điện tử – giải pháp cho người điếc nặng điếc sâu

Hiệu quả của cấy điện cực ốc tai

Theo thống kê cho thấy, có đến 67% trẻ em bị điếc bẩm sinh được cấy tai ốc điện tử trước 2 tuổi có thể hòa nhập được với các bạn nhỏ bình thường khác để cùng tham gia học tập và giao tiếp xã hội.

Sau khi được cấy ốc tai, cần kết hợp phục hồi chức năng bằng cách huấn luyện nghe và nói đúng cách có thể ước lượng được tiến trình phát triển ở trẻ.

Ví dụ như cần xác định các yếu tố như sau khi cấy điện cực 3 tháng là trẻ có thể nghe và nói được những từ gì, có thể phản ứng với âm thanh như thế nào.

Đối với người lớn, những người bị điếc năng điếc sâu thì hiệu quả có thể đạt được là 80% sau 3 tháng và 90% sau 6 tháng.

Nếu bạn nhận thấy rằng không thể đạt được mức độ nghe mà bạn cần từ máy trợ thính thông thường, thì cấy ghép ốc tai điện tử có thể sẽ là một giải pháp phù hợp dành cho bạn.

Để được tư vấn quý khách hàng vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đến ngay với TRỢ THÍNH CHÂU ÂU tại Hà Nội:  29 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội / Địa chỉ chi nhánh tại Huế: 110 Nhật Lệ, TP. Huế / Địa chỉ chi nhánh tại Phú Thọ: Nguyễn Tất Thành, Tân Dân, Việt Trì, Phú Thọ

 

Bài viết Cấy ốc tai điện tử – giải pháp cho người điếc nặng điếc sâu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Máy trợ thính châu âu.



source https://trothinhchauau.vn/cay-oc-tai-dien-tu-giai-phap-cho-nguoi-diec-nang-diec-sau/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách giao tiếp với trẻ khiếm thính

Bị ù tai nên và không nên ăn gì?

Nguyên nhân gây mất thính lực – bệnh điếc tai