Mối liên quan giữa viêm tai giữa và suy giảm thính lực

Viêm tai giữa là một căn bệnh phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Khi mắc viêm tai giữa, nếu không được điều trị kịp thời, thính lực sẽ bị suy giảm hoặc xấu hơn và có thể điếc vĩnh viễn.

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là nhóm bệnh xảy ra ở tai giữa, là sự tổn thương và gây ra viêm nhiễm trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi của các vi khuẩn trong tai hoặc do các yếu tố từ bên ngoài môi trường.

Cấu tạo của các bộ phận bên trong tai
Cấu tạo của các bộ phận bên trong tai

Viêm tai giữa có 2 dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

  • Viêm tai giữa cấp là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Bệnh này có thể là nguyên nhân đang xảy ra làm tổn thương đến tai giữa và màng nhĩ. Tổn thương kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng của màng nhĩ.
  • Viêm tai giữa có dịch tiết là tình trạng tai giữa có không gây nhiễm trùng trong vòng hơn 3 tháng. Bệnh này thường có có triệu chứng cơ năng rõ ràng. Đôi khi người bệnh sẽ có cảm giác nặng tai.

Các dạng bệnh ở trên đều có thể liên quan đến tình trạng khiếm thính ở bệnh nhân. Mất thính lực trong viêm tai giữa có dịch tiết do kéo dài có thể ảnh hưởng đến thích lực ở trẻ. Viêm tai giữa cấp tính lâu dần có thể chuyển dần thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch nếu không có biện pháp xử lý đúng cách.

Vì sao trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng tai nhiều hơn người lớn?

Để hiểu được nguyên ngân gây ra đau tai và nhiễm trùng tai. Trước tiên bạn phải biết về vòi nhĩ, vòi nhĩ là một ống nhỏ nằm trong tai giữa nối giữa tai và thành sau họng, nằm ngay phía trên vòm miệng và lưỡi gà. Ống này có tác dụng dẫn lưu dịch từ tai giữa, ngăn không cho dịch tích tụ để không làm vỡ màng nhĩ. Trong một tai khỏe mạnh, dịch được dẫn lưu xuống họng thông qua ống vòi nhĩ dưới sự hỗ trợ của các tế bào lông nhỏ và được nuốt.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Vòi nhĩ giúp cân bằng áp lực bên trong tai với không khí bên ngoài, để màng nhĩ có thể chuyển động tự do… Thông thường, vòi nhĩ xẹp để ngăn chặn các loại vi trùng cư trú trong mũi và miệng xâm nhập vào tai giữa. Nhiễm trùng xảy ra khi vòi nhĩ không hoạt động tốt. Khi vòi bị tắc nghẽn một phần, dịch tích tụ lại trong tai giữa, lưu giữ vi khuẩn đã có sẵn, sau đó vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Thêm vào đó không khí trong tai giữa thoát vào mạch máu, một áp lực chân không trong tai giữa được hình thành, điều này làm gia tăng sự hấp thu thêm nhiều vi khuẩn từ mũi và miệng vào tai.

Trẻ em có vòi nhĩ ngắn hơn, nằm ​​ngang và thẳng hơn so với người lớn. Những yếu tố này làm cho sự xâm nhập của vi khuẩn nhanh chóng và khá dễ dàng, và cũng làm cho tai khó khăn hơn trong việc tự làm sạch các chất dịch. Bởi vì nó không thể dẫn lưu với sự trợ giúp của trọng lực. Vòi nhĩ của trẻ em cũng mềm hơn, với một lỗ nhỏ hơn, dễ dàng bịt kín.

Mối liên quan giữa viêm tai giữa và suy giảm thính lực
Mối liên quan giữa viêm tai giữa và suy giảm thính lực

Viêm tai giữa ảnh hưởng như thế nào đến sức nghe

Hầu hết những người bị viêm tai giữa hoặc tai giưa tiết dịch thì sức nghe đều suy giảm. Sự mất thính lực trung bình trong tai có dịch lỏng là 24dB tương đường với khi bạn sử dụng nút bịt tai. Chất dịch này tiết ra càng nhiều thì thính lực càng suy giảm lên đến 45dB trong cuộc đối thoại.

Viêm tai giữa cản trở quá trình dẫn truyền âm thanh và gây suy giảm thính lực

Khi nào nên thực hiện kiểm tra thính lực nếu nhiễm trùng tai hoặc tiết dịch thường xuyên?

Một kiểm tra thính lực nên được thực hiện cho trẻ em bị viêm tai thường xuyên, mất thính lực kéo dài hơn 6 tuần, hoặc có chất dịch trong tai giữa trong hơn ba tháng. Ngày nay, có một loạt các thiết bị y tế có thể kiểm tra thính giác trẻ em, chức năng vòi nhĩ, và tính linh hoạt của màng nhĩ. Chúng bao gồm nội soi tai, nhĩ lượng đồ, và máy đo thính lực.

Có nhiều nguyên nhân khác gây mất thính lực hơn viêm tai giữa mạn

Trẻ em và người lớn có thể bị mất thính lực tạm thời vì nhiều lý do khác hơn là viêm tai giữa mãn tính và rối loạn chức năng vòi nhĩ. Chúng bao gồm:

  • Tắc nghẽn do ráy tai.
  • Viêm tai ngoài: Viêm ống tai ngoài, cũng còn được gọi là viêm tai do bơi lội.
  • Viêm tai giữa có Cholesteatoma: Một khối lượng tế bào biểu mô vảy dạng sưng và cholesterol trong tai giữa, thường là kết quả của viêm tai giữa mãn tính.

  • Bệnh xốp xơ tai: Là bệnh rối loạn chuyển hóa xương do gen chi phối, khu trú ở bao xương mê đạo và xương con, bệnh đặc trưng bởi sự làm xốp mạch máu xương dẫn đến điếc tiếp nhận tiến triển. Đây là bệnh nang tai (mê đạo xương) ở trong tai. Bệnh thường gặp ở người lớn, biểu hiện là sự hình thành những mô mềm, xương mạch máu dẫn đến điếc dẫn truyền tiến bộ. Nó thường xảy ra ở vùng cực trước khớp bàn đạp tiền đình( xương bàn đạp là xương ở tai giữa). Nó xảy ra do sự cố định của xương bàn đạp (xương trong tai). Điếc tiếp nhận có thể xảy ra do bệnh này ảnh hưởng đến ốc tai.
  • Chấn thương: Một chấn thương tai hoặc đầu có thể gây ra mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Hiểu biết chính xác về bệnh viêm tai giữa là cách phòng tránh và ngăn chặn suy giảm thính lực. Nếu có các dấu hiệu về bệnh viêm tai giữa hay các vấn đề về suy giảm thính lực. Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

Trợ Thính Châu Âu – Địa chỉ ” Vàng” chuyên cung cấp các giải pháp thính học như máy trợ, các thiết bị tai ốc điện tử,..

XEM THÊM: 

Nghe kém nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng
Tác hại của việc sử dụng tai nghe không đúng cách

Bài viết Mối liên quan giữa viêm tai giữa và suy giảm thính lực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Máy trợ thính châu âu.



source https://trothinhchauau.vn/moi-lien-quan-giua-viem-tai-giua-va-suy-giam-thinh-luc/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách giao tiếp với trẻ khiếm thính

Bị ù tai nên và không nên ăn gì?

Nguyên nhân gây mất thính lực – bệnh điếc tai